Hệ thống tản nhiệt của máy tính

Tại sao phải có hệ thống tản nhiệt cho máy tính ?

Nhiệt độ bình thường của chíp xử lý (CPU) là dưới 60 độ, nếu trên 70,80 độ thì có thể làm cho máy tính chạy ì ạch, restart liên tục, hoặc lâu ngày sẽ làm hỏng chíp, mainboard bị rộp, các linh kiện trên mainboard xung quanh chíp xử lý bị phồng rộp, giảm tuổi thọ. Nếu chúng ta quan tâm đến làm mát thì có thể chỉ tốn vài chục ngàn VNĐ, nếu không có thể phải trả giá bằng việc thay mainboard, thay chíp xử lý v.v... tốn đến tiền triệu. Mà quan trọng nhất là ảnh hưởng đến công việc.

Thông thường máy tính có 2 nơi cần được làm mát chính là nơi Chíp xử lý (CPU) và bộ nguồn, nhưng nếu là 1 bộ máy tính làm việc 24/24, và làm việc trong môi trường thời tiết nóng, thì cần nhiều bộ phận làm mát hơn, như làm mát thùng case, làm mát card rời, làm mát ổ cứng, v.v...


Quan trọng nhất vẫn là quạt CPU và quạt nguồn.


Cấu tạo bộ phận tản nhiệt của CPU:
  _ Nhôm tản nhiệt
  _ Quạt làm mát
Ngoài ra còn có những bộ phận khác để giữ cho nhôm tản nhiệt ép chặt vào CPU




Để tiếp xúc giữa tản nhiệt và CPU, người ta thường bôi giữa tản nhiệt và CPU 1 lớp dẫn nhiệt, gọi là mỡ tản nhiệt, cái này có thể rất quan trọng, nếu không có mỡ tản nhiệt thì cần phải chùi thật sạch CPU và tản nhiệt sao cho đảm bảo 2 bề mặt này tiếp xúc tốt với nhau.


Bôi mỡ tản nhiệt lên đây, không nên bôi quá nhiều.
Bôi 1 lớp mỏng.

Không nên bôi mỡ tản nhiệt quá nhiều, vì khi ép với nhau, mỡ tản nhiệt dư thừa sẽ chảy ra bên ngoài mainboard, làm chập mạch, oxi hóa, làm hỏng mainboard. Ta có thể thử xem tản nhiệt và CPU có tiếp xúc với nhau tốt hay không bằng cách khoan cấp nguồn cho quạt chạy, bật nguồn cho máy tính chạy, khoảng 1 đến 2 phút, ta sờ tay vào nhôm tản nhiệt nếu thấy nóng là tốt, nếu không thấy nóng thì cần xem lại. Chú ý là nếu dùng các đời CPU dual core thì rất ít nóng, hoặc nóng rất chậm, mất 10 phút mới thấy nóng, vì các đời chip đó rất mát, ngược lại các đời chip pentium thì nóng rất nhanh, các dòng dual core có khi quạt làm mát không chạy nhưng vẫn dùng được cả ngày, đặc biệt là các dòng đầu tiên, tốc độ thấp như E2140 chẳng hạn.

Khi đóng nguồn cho quạt chạy ta có thể hình dung luồng không khí làm mát sẽ như sau:


(kích chuột vào hình để thấy chi tiết)


Tuy nhiên, đừng vì quá chú trọng đến việc mắc thêm nhiều quạt làm mát mà không nhin lại công suất của bộ nguồn máy tính của mình, vì nếu mắc quá nhiều quạt, thì công suất tiêu thụ nguồn điện cũng tăng lên, nhanh hỏng nguồn, và 1 thời gian sau 1 trong các quạt làm mát bị khô, đứng, thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến bộ nguồn, theo tôi thì ngoài 2 nơi tản nhiệt chính là CPU và bộ nguồn thì nên thêm quạt thổi gió phía sau thùng case (quạt case) là được.

Quạt lâu ngày bụi bám, khô dầu, sẽ chạy chậm, không đủ sức tản mát cho nhôm tản nhiệt, và phát ra tiếng kêu rất ồn, khó chịu, và cứ lâu lâu ta kiểm tra và lau chùi quạt, tra dầu cho quạt.

Để lau chùi, trước tiên bạn phải tháo quạt ra, sau đó dùng một chổi lông mềm quét sạch bụi xung quanh và trên cánh quạt. Chú ý, bạn không nên dùng khí nén để thổi bụi trên các cánh quạt, vì tốc độ thổi của khí nén có thể làm cánh quạt quay quá tốc độ giới hạn và làm hỏng quạt. Để tra dầu cho quạt thì trước tiên bạn dùng vít hay vật nhọn nào đó tháo nắp nhựa đậy trên quạt (có một số quạt không có nắp này), tiếp theo gỡ miếng bảo vệ ra, sau đó nhỏ duy nhất một giọt dầu vào lỗ chính giữa của quạt, dùng tay quay quạt vài vòng cho dầu trải đều, sau đó đậy nắp nhựa lại là xong. Nếu vẫn không cải thiện được gì thì tốt nhất là mua quạt mới thay vào.